Lợi ích của việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ Quyết định số 3532/QĐ-UBND ngày 23/09/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục 792 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần của tỉnh Bình Định; Căn cứ Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 23/09/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Công bố Danh mục 941 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình của tỉnh Bình Định;
Theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ, dịch vụ công trực tuyến là việc các cơ quan Nhà nước cung cấp thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng (gọi tắt là nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua mạng).

* Đối với dịch vụ công truyền thống thực hiện từ trước đến nay: Người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính phải trực tiếp tại Trụ sở cơ quan Nhà nước để nộp hồ sơ, mất thời gian đi lại và xếp hàng chờ đợi; chỉ có thể nộp được hồ sơ vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần; mất chi phí cho việc đi lại, in ấn hồ sơ, tài liệu; không theo dõi, giám sát được quá trình giải quyết hồ sơ …

* Đối với dịch vụ công trực tuyến, đây là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử. Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến không những tạo điều kiện cho nhân dân và doanh nghiệp mà còn giảm áp lực giấy tờ công việc lên các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể:
- Công dân khi đăng ký dịch vụ công trực tuyến sẽ giảm thời gian gửi/ nhận hồ sơ, giảm thời gian đi lại cho người sử dụng, cụ thể:
+ Có thể nộp hồ sơ bất kỳ thời điểm nào trong ngày, trong tuần (24h/7 ngày), chỉ cần địa điểm đó có mạng internet, có máy tính hoặc thiết bị di động thông minh.
+ Không phải mất thời gian đi đến trụ sở cơ quan, đơn vị để nộp hồ sơ; không mất thời gian xếp hàng, chờ đợi để đến lượt nộp hồ sơ.
- Hiệu quả kinh tế cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ, do đó có thể tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân, cụ thể:
+ Không tốn chi phí cho việc đi lại, dịch vụ vận tải;
+ Không tốn chi phí in ấn, sao chụp tài liệu, chứng thực bản sao giấy tờ (khi nộp hồ sơ qua mạng, nếu người dân thực hiện việc chuyển các loại giấy tờ cá nhân thành bản sao điện tử chứng thực từ bản chính thì chỉ cần làm 1 lần, mất 1 lần phí chứng thực thì với một bản sao điện tử có thể nộp được cho nhiều bộ hồ sơ, TTHC qua mạng, còn nếu làm bản sao bằng giấy làm 10 bản mất chi phí sao, phí chứng thực 10 bản chỉ dùng được 10 lần
- Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ, với quy trình điện tử tổ chức, cá nhân sẽ theo dõi được thông tin hồ sơ đang nằm ở phòng, ban, nào? đang được ai thụ lý? hồ sơ bị tắc ở khâu nào? ...Chính phủ và UBND các cấp đều theo dõi, giám sát được tình trạng hồ sơ của đơn vị cấp dưới như vậy sẽ tránh được tình trạng hồ sơ quá hạn.
Nguồn: ST
Ngày đăng: 03/06/2024 - 15:50