Di tích lịch sử văn hóa

Tháp Bình Lâm

THÁP BÌNH LÂM

         Tháp Bình Lâm thuộc xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, tỉnh Bình Định là một trong những ngôi tháp cổ nhất ở Bình Định. Sở dĩ tháp có tên gọi Bình Lâm bởi vì xưa kia vùng đất này là vùng sình lầy, khi những người đến khai phá vùng đất hoang hóa thành những vùng đất sản xuất, họ đã đặt nơi đây là thôn Bình Lâm (bình có nghĩa là chinh phục, lâm là rừng). Bình Lâm là chinh phục khu rừng rậm. Và cũng từ chữ Bình Lâm của thôn, người ta đặt tên cho tháp.

         Tháp được xây cất trên đồng bằng, với chất liệu hoàn toàn bằng gạch,  cao chừng 20m, bình đồ vuông, được giật cấp thành 3 tầng rõ rệt như các tháp khác ở trong vùng này. Ba mặt Tây, Bắc, Nam được trang trí các cửa giả nhô ra khỏi mặt tường, cửa chính ở phía đông thông vào phía trong lòng tháp đo được 4,3m, lòng tháp mỗi cạnh 5m, lòng cửa 1,8m, tường dày 2,4m.

         Tháp còn 2 cửa giả là cửa phía Tây và cửa phía Nam hầu như còn khá nguyên vẹn, cửa phía Bắc và cửa phía Đông đã bị sụp lở phần vòm cửa phía trên và chân. Các cửa nguyên nhô ra khỏi thân tháp 1,5m được tạo chân cửa bằng những trụ vuông thẳng đứng, đỡ phần lá nhĩ bên trên tạo cho tháp trở nên nhẹ nhàng, bay bổng vút lên về mặt kiến trúc.

         Thân của tháp theo bình đồ vuông, xung quanh thân, những bậc nghệ nhân Chàm cổ đã khéo léo tạo ra các cột ốp sống dọc bao bọc quanh thân. Giữa các thân của tháp là những cửa giả gồm nhiều lớp mái và nhọn, những ô dọc thân tường lõm vào được tạo bằng những cánh sen ngửa. Các cột ốp có một rãnh dọc nhỏ chạy dọc từ trên xuống. Cửa giả ở các mặt tường nhô ra, phía trên tựa lên hệ thống thân tường tháp là một bộ vòm hình cung nhọn. Trên mặt cửa vòm là hình điêu khắc các tòa lâu đài dạng tháp được lặp lại và thu nhỏ theo hình cửa giả rất đăng đối với nhau. Mỗi hình cửa giả như vậy là một khám thờ, diềm các lá nhĩ cửa giả được chạm các hình con Nghê đầu quay ra bên ngoài rất sinh động. Trong các ô khám có lẽ được chạm các hình thần - đứng có, ngồi có nhưng nay đã bị mất. Nhìn lên phía đỉnh tháp, các góc tháp hiện nay không còn, ở giữa các tầng đều có cửa giả và cũng đều tạo ra các ô khám thờ, bên trong đều có tượng phật, nay do thời gian đã bị bào mòn hoặc bị đục mất. Về kiến trúc từng tầng, cũng giống như thân tháp - càng đi lên càng thu nhỏ dần về phía đỉnh. Toàn bộ mặt bằng thân tường tháp không có hoa văn trang trí. Giáp mái cửa thân là một bộ diềm lộng lẫy bởi một tràng hoa văn gạch, môtip của băng hoa văn này chủ yếu là môtip tràng hoa, hình chữ U uốn lượn liên hoàn.

         So với các tháp Chàm khác, tháp Bình Lâm có những đặc trưng về chất liệu kiến trúc dùng để xây tháp chủ yếu hoàn toàn bằng gạch, hoa văn trang trí và các hình thù điêu khắc được tạc trực tiếp hoàn toàn trên gạch, hình dáng, tỷ lệ cân đối, mặt tường của tháp, các cột ốp dọc còn giữ lại những rãnh dọc thanh tú của kiến trúc Chàm thế kỷ X. Điêu khắc còn giữ lại một vai trò quan trọng đã tạo ra vẻ đẹp của kiến trúc. Một số họa tiết trang trí như các tháp trang trí góc, hình ảnh các tòa lâu đài trên các cửa giả và các họa tiết, những băng hoa văn quanh diềm thân tháp rất gần với những mô típ kiến trúc của những tháp Chàm ở thế kỷ thứ X.

         Nhưng ở Bình Lâm, ta thấy đã bắt đầu xuất hiện một số hoa văn mang phong cách mới, tất cả những hoa văn trên mặt tường đã bị biến mất, các rãnh dọc thân tháp đã được thu nhỏ lại, vòm cửa vươn cao, có hình mũi giáo, tất cả báo hiệu một xu thế mới trong kiến trúc, đó là xu thế đi đến hoành tráng, khỏe khoắn trong kiến trúc Chàm, mang phong cách riêng biệt và sau này trong từ khoa học gọi là phong cách Bình Định đã phôi thai có lẽ bắt đầu từ tháp Bình Lâm. Xét về nhiều yếu tố có lẽ Bình Lâm là một phong cách kiến trúc của thế kỷ X – thanh tú, duyên dáng, sang một phong cách khỏe khoắn đi đến hoành tráng trong kiến trúc. Cho nên nếu định niên đại của Bình Lâm có thể là cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI.

        Đi vòng quanh thân tháp Bình Lâm ta còn thấy những gờ dọc thân còn đục dang dỡ khá nhiều chỗ. Chứng tỏ khi xây tháp xong các yếu tố tạo dáng cho thân tháp đều được làm sau, điều đó cho ta thấy rằng giả thuyết người Chăm đã dùng gạch chồng lên xây tháp rồi đốt chín, và các viên gạch có gờ lồi lõm là những viên gạch được tạo dáng trước. Qua những dấu tích để lại trên tháp đã chứng tỏ tháp Chàm được xây lên và được tạo dáng ở các bước sau.

         Nói tóm lại, kiến trúc tháp Bình Lâm, là một trong những kiến trúc sớm nhất ở Bình Định và đây cũng là một tháp đẹp nhất ở vùng này. Tháp này bề ngoài còn giữ được cái vẻ duyên dáng trong kiến trúc Chàm của thế kỷ X. Mặt khác ta thấy ở di tích này, trong kiến trúc đã bắt đầu chớm phôi thai một phong cách mới với những yếu tố khỏe mạnh và chắc chắn của các tháp Chàm thuộc phong cách kiến trúc Bình Định.

         Năm 2008 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ  tiến hành khai quật khảo cổ tháp Bình Lâm. Qua đợt khai quật này các nhà khảo cổ học đã phát hiện 91 mảnh tượng tròn và phù điêu, tượng rắn Naga… bằng đá, tất cả đều bị đập vỡ và vùi lấp ở độ sâu từ 1,2m đến 1,5m. Ngoài ra còn phát hiện nhiều tai đá lửa, trong đó có nhiều tiêu bản bằng đá và đất nung. Đặc biệt, qua khai quật xung quanh chân tháp cho thấy đến nay tháp đã nhiều lần tôn tạo và hiện tại tháp đang nghiêng khoảng 50 về phía Đông Nam. Kết quả qua cuộc khai quật khảo cổ này, các nhà khoa học đã có nhiều phát hiện mới rất có giá trị để làm cơ sở khoa học cho việc trùng tu, tôn tạo, mở rộng khuôn viên di tích để có thể khai thác giá trị văn hóa du lịch của di tích tháp Bình Lâm.

                                                                           …………………

BINH LAM TOWER

         Binh Lam Tower, located in Long Mai Hamlet, Binh Lam Village, Phuoc Hoa Commune, Binh Dinh Province, is one of the oldest towers in the region. Its name, "Binh Lam," comes from the area's history as a swamp. When settlers transformed the land into agricultural areas, they named it "Binh Lam Village" ("Binh" means conquer, and "Lam" means forest), symbolizing the conquest of the dense forest. The tower’s name was derived from the village.

         The tower was built on a plain, constructed entirely of brick, standing approximately 20 meters tall. Its base has a square layout and is distinctly divided into three tiers, similar to other towers in this region. The west, north, and south faces are adorned with protruding false doors, while the main entrance on the eastern side leads to the interior of the tower. The inner space measures 4.3 meters in height, with each side of the tower's interior being 5 meters. The doorway is 1.8 meters wide, and the tower walls are 2.4 meters thick.

         The tower still has two false doors, located on the west and south sides, which remain relatively well-preserved. However, the doors on the north and east sides have collapsed, with the upper arch and base of the doors deteriorated. Originally, the doors protruded 1.5 meters from the tower’s body, supported by vertical square pillars that upheld the ear-shaped structures above. This architectural design creates a sense of lightness and elegance, giving the tower a soaring, graceful appearance.

         The tower has a square plan, with vertical pilasters wrapping around its structure. Between the tiers are false doors with layered roofs and pointed arches. The recessed wall sections feature open lotus petals, and the pilasters have vertical grooves. The false doors protrude, supported by pointed arches and decorated with carvings of tower-like structures, repeated and scaled down in perfect symmetry with the false doors. Each false door represents a shrine, with the edges adorned by carved lion-like creatures (Nghê) facing outward, adding liveliness to the tower. In the niches, there were once carvings of deities, both standing and seated, but these have been lost over time. The tower’s upper corners are now missing, and false doors on each level create niches that once held Buddha statues, now worn away. Each tier of the tower narrows as it rises. The tower’s walls are devoid of decoration, except for a brick frieze at the roof edge, featuring a continuous U-shaped floral pattern.

       Compared to other Cham towers, Binh Lam Tower is distinguished by its construction materials, primarily brick. The decorative motifs and carvings are directly sculpted into the brick. The tower’s shape, proportions, and the vertical pilasters still retain the delicate grooves characteristic of 10th-century Cham architecture. Sculpture plays a key role in enhancing the beauty of the structure. Decorative elements such as corner ornaments, images of castle-like buildings on the false doors, and floral friezes around the tower’s edges closely resemble architectural motifs found in Cham towers from the 10th century.

       However, Binh Lam tower have some new stylistic elements begin to appear. Most of the wall decorations have disappeared, and the vertical grooves on the tower's body have been narrowed. The arches now rise higher and are shaped like spearheads, signaling a shift toward a new architectural trend. This trend leans toward grandeur and strength in Cham architecture, characterized by a distinct style later known as the Binh Dinh style, which likely originated from Binh Lam Tower. Considering various factors, Binh Lam can be seen as a transition from the delicate and graceful style of the 10th century to a more robust and monumental architecture, suggesting that its date could be toward the end of the 10th century or the early 11th century.

         Around the body of Binh Lam Tower, there are still many unfinished grooves along the surface. This suggests that after the tower was built, the design elements for shaping the tower's body were added later. It implies that the Cham people may have constructed the tower by stacking bricks and then firing them, with the bricks featuring protruding grooves having been shaped beforehand. The traces left on the tower confirm that the Cham tower was constructed and shaped in stages.

         In summary, Binh Lam Tower is one of the earliest architectural works in Binh Dinh and is also considered the most beautiful tower in the region. Externally, it still retains the graceful features of 10th-century Cham architecture. On the other hand, this monument shows early signs of a new architectural style, with the strong and sturdy elements that characterize Cham towers of the Binh Dinh architectural style.

         In 2008, the Department of Culture, Sports, and Tourism of Binh Dinh, in collaboration with the Archaeological Research Center of the Southern Institute of Social Sciences, conducted an archaeological excavation at Binh Lam Tower. During this excavation, archaeologists discovered 91 fragments of round sculptures, reliefs, Naga snake statues, and other stone artifacts, all of which had been broken and buried at depths ranging from 1.2m to 1.5m. Additionally, many flint tools were found, including several samples made of stone and fired clay. Notably, the excavation around the tower's base revealed that the tower has undergone multiple restorations and is currently leaning about 50 degrees toward the southeast. The findings from this excavation have provided valuable new insights, forming the scientific basis for the restoration, conservation, and expansion of the monument's grounds, allowing for the development of its cultural and tourism potential. 

                                                                             Người dịch: Cẩm Tuyên

Ngày đăng: 04/02/2025 - 14:26

LIÊN KẾT

LƯỢT TRUY CẬP

 Đang truy cập: 73

 Hôm nay: 11289

 Tháng này: 11050

 Tổng cộng: 427409

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC HÒA

Địa chỉ: huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Điện thoại: - Email: .binhdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm nội dung: