Di tích lịch sử văn hóa

Di tích nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu

DI TÍCH NHÀ LƯU NIỆM NHÀ THƠ XUÂN DIỆU

      Xuân Diệu là nhà thơ đại diện tiêu biểu cho dòng thơ ca lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” và là “Ông Hoàng của thơ tình”. Ông không chỉ giỏi về thơ ca, về văn xuôi mà còn rất tài tình trong việc phê bình văn học và dịch thuật thơ nước ngoài. Dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp văn học Việt Nam..

      Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 02/02/1916 tại Tùng Giản, Tuy Phước, và mất vào ngày 18/12/1985. Ông là con thầy đồ xứ Nghệ quê xã Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), một vùng quê đầy chất dân ca hát phường vải, hát ví đò đưa và là một vùng đất hiếu học. Cha nhà thơ thi đỗ Tú Tài nhưng không ra làm quan mà đi vào Nam dạy học. Ông đồ Nghệ tư chất thông minh, đức độ hiền lành đã lọt vào mắt xanh của cô thiếu nữ xóm Vạn: “Cha Đàng Ngoài, mẹ Đàng Trong; Ông đồ Nghệ lấy cô hàng nước mắm” nên duyên chồng - vợ. 

Lễ Khánh thành Nhà Lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu mới được xây dựng lại

      Thời niên thiếu, Xuân Diệu theo học chữ Hán và chữ Quốc ngữ do cha mình truyền dạy. Năm 1927, ông xuống Quy Nhơn học và đỗ bằng Diplom (1934). Năm 1935, học tú tài phần I ở Hà Nội. Trong thời gian này, Xuân Diệu bắt đầu làm thơ, bài thơ đầu tiên được đăng trên báo Phong Hóa (1935), tựa đề là “Với bàn tay ấy”. Xuân Diệu học tú tài phần II ở Huế. Từ năm 1938, học luật và dạy học ở Hà Nội. Năm 1940, làm tham tá thương chính ở Mỹ Tho. Năm 1943, ông ra Hà Nội tham gia Việt Minh, từ đây cuộc đời Xuân Diệu đã mở ra trang mới.

      Tháng Tám năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I (1946 - 1960). Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam…

Quang cảnh bên ngoài Nhà lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu

      Thi sĩ Xuân Diệu là một tài năng bẩm sinh, ở tuổi hai mươi với những bài thơ tình mượt mà. Hai tập thơ: “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), và tập truyện ngắn “Phấn thông vàng” (1939), đã đưa Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ xuất sắc nhất, một hiện tượng của phong trào thơ mới, đóng góp to lớn vào việc canh tân các loại thi ca nước nhà và phát triển ngôn ngữ dân tộc lúc bấy giờ.

      Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia tích cực trong phong trào văn hóa cứu quốc từ những ngày đầu kháng chiến. Ngoài lĩnh vực sáng tác thơ ông còn có nhiều chuyên khảo, khảo cứu và dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị đóng góp cho nền văn học nước nhà.

      Hòa bình lập lại, Xuân Diệu là người đã có công đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Xuân Diệu còn tham gia diễn đàn văn học Quốc tế tại các nước như: Pháp, Ấn Độ, Liên xô (cũ), Hunggari, CuBa.

      Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và một số lượng lớn nằm trong di cảo chưa được công bố, một số truyện ngắn và bút kí, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu đã dịch nhiều tác phẩm lớn của Lê nin, Mai-A-Kốpki, Pútskin… đồng thời ông đã giới thiệu và dịch các bài thơ nổi tiếng của Hunggari, Bungari… Xuân Diệu đã dự Hội nghị trù bị các nhà văn Á châu ở Niuđêli (1958).

      Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về văn học nghệ thuật năm 1996. Tên của ông được đặt cho nhiều con đường và các trường học của Bình Định và cả nước.

      Ngôi nhà lưu niệm của nhà thơ là nhà bên ngoại ông, thuộc thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Nguyên thủy kiến trúc nhà lá mái kiểu nhà truyền thống Bình Định, nhà 3 gian 2 chái. Năm 1995, nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu được xây dựng lại với quy mô không lớn nhưng khang trang mang dáng dấp kiến trúc kiểu Pháp với mái ngói và cửa vòm. Nhà lưu niệm gồm một gian thờ ở giữa, hai bên có phòng tiếp khách. Phòng trưng bày những hình ảnh, sách, thơ Xuân Diệu, hình ảnh về gia thế nhà thơ, những cột mốc quan trọng gắn với cuộc đời nhà thơ, trong đó có nhiều bức ảnh quý như: ảnh Xuân Diệu - Huy Cận chụp chung năm 1940 ở Sài Gòn; ảnh gia đình có Xuân Diệu cùng mẹ và em trai (chụp năm 1943); ảnh Xuân Diệu tại cuộc họp Quốc hội khóa 1 năm 1946 và tại diễn đàn Hội văn nghệ Cu-ba (năm 1982); Bằng Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm và Nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức. Ở đây cũng trưng bày nhiều bút tích, bài báo, sách, thơ cùng nhiều tuyển tập nghiên cứu, phê bình của chính tác giả cũng như của các nhà thơ, nhà phê bình khác, các nhà lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè, người yêu thơ viết về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông, về những kỷ niệm từng gắn bó với ông trong cuộc sống và công việc, về nhân cách cao quý của nhà thơ…Năm 2024, nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu được UBND huyện Tuy Phước, đầu tư xây dựng tôn tạo…

      Sân vườn được đúc thảm bê tông, phía sân bên phải là cây Mận cổ thụ và giếng nước sau nhà có từ thời bà ngoại ông còn sống, còn phía bên trái là cây sứ trắng được trồng bởi nhà thơ Huy Cận - người bạn thân thiết suốt đời của Xuân Diệu, ngoài ra sân vườn còn được trồng rất nhiều cây cảnh và có hệ thống đèn chiếu sáng.

      Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu là ước nguyện của người yêu thơ trong cả nước, và cũng là tâm niệm của nhân dân Tuy Phước, nơi sinh ra nhà thơ. Hàng năm, cứ đến ngày 18/12, nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại Gò Bồi lại đón tiếp những người bạn yêu thơ trên khắp cả nước cùng học sinh, sinh viên và nhân dân Phước Hòa, Tuy Phước về đây, tưởng nhớ đến nhà thơ - một thi sĩ tài danh trên văn đàn Việt Nam và thế giới. Di tích Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2020.

………………

RELICS MEMORIAL HOUSE OF POET XUAN DIEU

      Xuan Dieu was a prominent poet representing the romantic poetry movement in Vietnam during the 1930–1945 period. He was hailed as "the newest poet among the new poets" and "the King of Love Poetry." Xuan Dieu excelled not only in poetry and prose, but also in literary criticism and the translation of foreign poetry. In every aspect of his work, Xuan Dieu made significant contributions to Vietnam's literary heritage.

      Xuan Dieu, whose real name was Ngo Xuan Dieu, was born on February 2, 1916, in Tung Gian, Tuy Phuoc, and passed away on December 18, 1985. He was the son of a Confucian scholar from Trao Nha village (now Dai Loc commune, Can Loc district, Ha Tinh province), a region rich in folk songs and a land with a strong tradition of education. The poet's father passed the Baccalaureate examination, but chose not to become an official, he moved south to teach. The Nghe scholar, with his intelligent nature and gentle virtues, captured the heart of a young woman from Van village: “A father from the North, a mother from the South; The Nghe scholar wed the fish sauce seller.” Thus, they became each other’s destiny.

         During his youth, Xuan Dieu studied both Chinese characters and traditional Vietnamese script under his father's tutelage. In 1927, he went to Quy Nhon to continue his education and earned a Diplom degree in 1934. Later, he studied for the first part of the Baccalaureate in Hanoi. During this time, Xuan Dieu began writing poetry, with his first poem, "With That Hand", published in the newspaper Phong Hoa in 1935. He later pursued the second part of the Baccalaureate in Hue.

         From 1938, Xuan Dieu studied law and worked as a teacher in Hanoi. In 1940, he worked as an official in My Tho. By 1943, he returned to Hanoi and joined the Viet Minh, marking a significant turning point in his life.

      In August 1945, Xuan Dieu participated in the August Revolution to seize power in Hanoi and was elected as a delegate to the First National Assembly (1946–1960). In 1949, he became a member of the Communist Party of Vietnam.

         Poet Xuan Dieu was a natural talent, crafting tender and exquisite love poems by the age of twenty. His poetry collections, "Thơ thơ" (1938) and Casting Fragrance to the Wind (1945), along with the short story collection Gold Pine Pollens (1939), established him as one of the most outstanding poets and a remarkable figure of the New Poetry Movement. His work made significant contributions to the modernization of Vietnamese poetry and the development of the national language at the time.

      During the nine-year resistance against French colonial rule, Xuan Dieu actively participated in the National Salvation Culture Movement from the early days of the struggle. Beyond his poetic creations, he produced numerous critical studies, research works, and translations of valuable literary pieces, greatly enriching Vietnamese literature.

      Xuan Dieu wrote approximately 450 poems, along with a large number of unpublished works in his posthumous collection, as well as short stories, essays, and literary criticism. He translated many significant works by Lenin, Mayakovsky, Pushkin, and also introduced and translated famous poems from Hungary, Bulgaria, and other countries. In 1958, Xuan Dieu participated in the preparatory conference for Asian writers held in New Delhi.

      In 1983, he was elected a Corresponding Member of the Academy of Arts of the German Democratic Republic. He was posthumously awarded the Ho Chi Minh Prize for Literature and Arts in the first round in 1996. His name has been given to many streets and schools in Binh Dinh province and across the country.

      The memorial house of the poet is located at his maternal grandparents' home in Tung Gian village, Phuoc Hoa commune, Tuy Phuoc district. Originally, the house was a traditional Binh Dinh - style thatched house with three main sections and two annexes. In 1995, the memorial house of Xuan Dieu was rebuilt on a modest scale but with a dignified and elegant design inspired by French architecture, featuring tiled roofs and arched windows. The house consists of a central worship space, flanked by two guest reception rooms. It showcases a collection of photographs, books, and poems by Xuan Dieu, as well as images of his family and significant milestones in his life. Among the valuable photographs displayed are: a photo of Xuan Dieu and Huy Can taken in 1940 in Saigon; a family portrait with Xuan Dieu, his mother, and younger brother (1943); a picture of Xuan Dieu at the First National Assembly meeting in 1946; and his appearance at the Cuban Writers' and Artists' Forum in 1982. Also exhibited are his certificate of Corresponding Member of the Academy of Arts of the German Democratic Republic, manuscripts, articles, books, poems, and various studies and critiques authored by Xuan Dieu or written about him by other poets, critics, leaders, colleagues, friends, and admirers. These works reflect on his life, literary career, cherished memories, and noble character. In 2024, the Tuy Phuoc District People's Committee invested in renovating and restoring the memorial house to preserve its historical and cultural significance.

         The courtyard is paved with concrete. On the right side of the yard stands an ancient plum tree and an old well located behind the house, both dating back to the time when Xuan Dieu's maternal grandmother lived there. On the left side, there is a white frangipani tree planted by the poet Huy Can, whose lifelong close friend. Additionally, the courtyard is adorned with numerous ornamental plants and equipped with a lighting system, enhancing its charm and fresh atmosphere.

         The Xuan Dieu Memorial House is the fulfillment of the aspirations of poetry lovers across the country and the heartfelt wish of the people of Tuy Phuoc, the poet's birthplace. Every year, on December 18th, the memorial house in Go Boi welcomes poetry enthusiasts from all over the nation, along with students and residents of Phuoc Hoa and Tuy Phuoc, to honor and remember the poet - a distinguished figure in Vietnamese and global literature. In 2020, the Xuan Dieu Memorial House was officially recognized as a provincial-level historical and cultural site.

                                                                        Người dịch: Cẩm Tuyên

Ngày đăng: 04/02/2025 - 14:35

LIÊN KẾT

LƯỢT TRUY CẬP

 Đang truy cập: 91

 Hôm nay: 11282

 Tháng này: 11043

 Tổng cộng: 427402

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC HÒA

Địa chỉ: huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Điện thoại: - Email: .binhdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm nội dung: