An ninh - trật tự

Biện pháp an toàn Phòng cháy chữa cháy trong sử dụng điện đối với hộ gia đình trong khu dân cư

     Để chủ động ngăn ngừa các sự cố cháy, nổ do việc sử dụng điện gây ra nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho mọi người góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội  bà con nhân dân cần thực hiện một số biện pháp sau:

     1. Kiểm tra lắp đặt Áptômát hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện chính trong nhà và cho từng đường dây điện phụ, từng gian phòng và từng thiết bị điện có công suất lớn. Phải đặt thiết bị bảo vệ trước từng ổ cắm điện, dây chảy của cầu chì phải theo đúng tiêu chuẩn và phải phù hợp với công suất sử dụng, đảm bảo khi có chạm, chập điện thì nguồn điện tự ngắt. Không dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế dây chảy cầu chì, cầu dao, Áptômát bị hỏng. Trang bị máy ổn áp để tránh hiện tượng gây cháy nổ do quá dòng, quá áp.

       2. Ngay từ ban đầu khi thiết kế lắp đặt phải tính toán và lựa chọn tiết diện của dây dẫn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các thiết bị tiêu thụ điện mà nó cung cấp. Điểm nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng và nguội không được trùng lên nhau, khi thấy nơi quấn băng của các điểm nối dây bị khô và cháy sáng thì phải kiểm tra ngay và nối chặt lại điểm nối. Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là nơi phát nhiệt lớn và dễ phát lửa khi bị quá tải, cần được thay mới.

       3.Ž Không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện có công suất lớn. Không phơi, treo quần áo, khăn, mũ, tranh ảnh,...trên các dây điện và bảng điện... Không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm. Không dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện vì chỗ tiếp xúc sẽ bị ăn mòn. Không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện, để hở các mối nối dây điện.

       4. Những thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà...quá cũ cần phải được kiểm tra thường xuyên để sửa chữa hoặc thay thế. Khi không còn nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện nữa hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện. Bàn là, Bếp điện... phải đặt trên vật liệu không cháy và đúng nơi quy định. Phải thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị, dụng cụ điện.

           Để hạn chế nguy cơ gây cháy khi sử dụng các thiết bị như bàn ủi, bếp điện, các thiết bị gia nhiệt bằng điện trở phải có người trông coi hoặc các thiết bị phải được lắp hệ thống báo. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, ... sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

     5. Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được như giấy, vải, nilon... để bao che bóng điện. Không đặt các chất gây cháy (ga, xăng, dầu, giấy...) gần các thiết bị, dụng cụ điện như: đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v... Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.

    6. Thường xuyên kiểm tra các đầu nối của hệ thống điện (Công tắc, Ổ cắm, Hộp đấu dây, Mối nối trên đường dây) nếu có hiện tượng đánh lửa phải tách chúng ra khỏi nguồn điện và sửa chữa chúng lại hoặc báo cho thợ điện đến sửa chữa. Đối với các loại thiết bị có sử dụng nguồn điện như ô tô, xe máy... Khi đưa vào gara, nhà ở để bảo quản qua đêm nên ngắt hết các thiết bị tiêu thụ điện và rút chìa khóa ra khỏi ổ cắm đề phòng chạm chập gây cháy.

     7. Trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt...cắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết.

    8. Khi xảy ra cháy do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, báo Cảnh sát PCCC và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện. Mỗi hộ dân nên trang bị 1 đến 2 bình chữa cháy xách tay bằng khí (CO2,N2...), chữa cháy điện khi mới phát sinh.

     9. Trên thực tế không ít người vẫn nghĩ phòng chống cháy nổ là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Nhưng bài học sau mỗi vụ cháy, nổ đã chỉ ra rằng, trách nhiệm phòng chống cháy nổ không phải của riêng ai, mà là của toàn xã hội. Công tác phòng cháy chữa cháy không chỉ cần có lực lượng chuyên môn làm, mà công tác phòng cháy chữa cháy là của mọi người, mọi cấp đều phải tích cực tham gia và làm tốt công tác phòng ngừa trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tự ý thức của mỗi công dân. Vì dù có cố gắng nỗ lực đến đâu đi chăng nữa thì những việc làm của lực lượng Cảnh sát PCCC cũng không thể ngăn hỏa hoạn xảy ra mà chỉ hạn chế được phần nào thiệt hại do hỏa hoạn mang lại; bởi lẽ: Nước xa sao có thể cứu được...lửa gần.

    10. Khi có sự cố về  điện cần nhanh chóng tìm cách  báo cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện, số điện thoại tổng đài 19001090 hoặc chính quyền địa phương  gần nhất biết  để có biện pháp xử lý.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ KHÔNG VI PHẠM

HÀNH LANG AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN

 

          Các vụ tai nạn điện xảy ra do vi phạm hành lang an toàn lưới điện bao gồm một số nguyên nhân chính sau:

   > Thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị, công trình, nhà ở

   > Câu cá.

    > Phương tiện giao thông hoặc bốc dỡ hàng hóa.

   > Trèo cột điện, vào trạm điện, bắn pháo sợi kim tuyến hoặc thả diều, đèn trời.

   > Chặt, tỉa, mang vác cây và các nguyên nhân khác.

       Mặc dù đã có nhiều thông tin tuyên truyền, cảnh báo về hành lang an toàn lưới điện bằng nhiều hình thức khác nhaunhưng tình hình tai nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện vẫn còn diễn biến phức tạp. 

     Hành lang an toàn lưới điện trên không là khoảng không gian dọc theo đường dây dẫn điện trên không, được thiết lập để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Tuy quan trọng nhưng trên ghi nhận thực tế vẫn có rất nhiều cá nhân tổ chức chưa biết đến quy định về hành lang lưới điện dẫn đến vi phạm và xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

      > Không trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện. Không được trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.

      > Không được sử dụng công trình cao áp khi chưa được sự đồng ý, cấp phép. Khi thi công phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.

    > Thả diều, vật bay gần công trình cao áp là điều nghiêm cấm. Không được điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.

    > Không được lắp đặt ăng ten thu phát sóng, dây phơi, giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, nơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.

    > Nghiêm cấm bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.

    > Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện cũng là điều bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó các hành vi để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây cũng đều không được phép.

    > Không được đào đất, đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đồ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.

    > Nghiêm cấm sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.

    > Không được nổ mìn, mỡ mỏ, xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.

    > Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.

Những điều trên đều đã được nhà nước quy định rõ để đảm bảo an toàn cho người dân, hạn chế xảy ra tai nạn, sự cố điện. Điện lực Tuy Phước hy vọng chúng ta cùng nhau tuyên truyền những thông tin trọng tâm, có ích về hành lang lưới điện nói riêng và an toàn về điện nói chung; góp sức tạo nên một cộng đồng hiểu biết, văn minh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội.

          Khi có sự cố về  điện cần nhanh chóng tìm cách  báo cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện, số điện thoại tổng đài 19001090 hoặc chính quyền địa phương  gần nhất biết  để có biện pháp xử lý.

Điện lực Tuy Phước

Ngày đăng: 19/07/2023 - 14:54

Các tin khác

Thư kêu gọi toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo (16/01/2025)

Công an xã Phước Hoà tuyên truyền giao thông, hành động vì an toàn cộng đồng (01/10/2024)

UBND xã Phước Hòa tổ chức Lễ ra mắt “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ ở” (02/07/2024)

Ban CHQS xã phối hợp với Đoàn Thanh niên xã và nhân dân thôn Tùng Giản  tổ chức ra quân “Ngày chủ nhật xanh” nhân ngày Môi trường thế giới năm 2024 (30/05/2024)

Hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống tội phạm, trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích trên địa bàn xã. (05/10/2023)

Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023 tại xã Phước Hoà (14/08/2023)

Biện pháp an toàn Phòng cháy chữa cháy trong sử dụng điện đối với hộ gia đình trong khu dân cư (19/07/2023)

Công an xã Phước Hòa tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kích hoạt, cài đặt tài khoản định danh mức độ 2 (27/06/2023)

Công an xã Phước Hòa tổ chức tuyên truyền Luật Phòng chống ma túy (27/06/2023)

Lễ ra mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”và “Điểm chữa cháy công cộng”; công bố các Quyết định thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy dân phòng trên địa bàn xã Phước Hòa (26/05/2023)

LIÊN KẾT

LƯỢT TRUY CẬP

 Đang truy cập: 62

 Hôm nay: 11281

 Tháng này: 11042

 Tổng cộng: 427401

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC HÒA

Địa chỉ: huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Điện thoại: - Email: .binhdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm nội dung: